Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Chất thải của Hà Nôi hàng ngày đang chảy về đâu ?

Trong chúng ta vẫn đang còn thắc mác: Chúng ta đang sống trong những ngôi nhà tiện nghi và sạch sẽ hơn nhưng vì sao chúng ta lại mang nhiều hơn những căn bệnh nguy hiểm trong người? Nhưng chúng ta có biết đâu rằng bầu trời mà chúng ta đang thở từng giây ngỡ trong xanh, nguồn nước nước chúng ta đang uống hàng ngày tưởng tinh khiết lại chứa đựng trong đó biết bao mầm bệnh. Vậy nguyên nhân là do đâu.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500,000m3/ ngày, hay lượng chất thải từ hut be phot , thông cống 300m3/1 ngày mà thành phố chỉ xử lý được 1 nửa số chất thải đó vậy lương chất thải đổ đi đâu?  Hầu như nó được tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Trong đó nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90%.


Thực trang báo động về môi trường , nguồn nước, chất thải ra môi trường tại Hà Nội:

Tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng đang diễn ra ở nhiều nơi trên khắp cả nước, Hà Nội là điển hình trong đó, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn. Hầu hết sông hồ ở các thành phố này đều bị ô nhiễm bởi chất thải từ khu dân cư và các khu công nghiệp. Phần lớn lượng nước thải đều không được xử lý tại một đến một nhà máy xử lý nước thải chung, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn .
Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất và ngay cả bệnh viện cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của dân cư Hà Nội là khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông. Thêm vào đó là một lượng lớn chất thải từ các bệnh viện và các khu công nghiệp. Ước tính có khoảng 260.000 m3 chất thải công nghiệp mỗi ngày và chỉ có khoảng dưới 10% lượng nước thải này là được xử lý trước khi đổ ra các sông. Các bệnh viện cũng thải ra khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý. Đáng nói hơn nữa là mới chỉ có 6 trong số 42 bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội có đầu tư hệ thống xử lý nước thải vốn cực kỳ độc hại. Một con số đang lo ngại.


Nguồn nước thải kinh hãi kia ngày lại ngày, tháng lại tháng và năm lại năm… cứ lặng lẽ chảy vào hồ, vào sông. Chẳng có gì ngoa ngoắt khi chúng ta gọi nguồn nước thải đó là “ nước độc”. Nếu chúng ta vẽ sơ đồ hết sức đơn giản về đường đi của nguồn nước kia thì có lẽ chúng ta sẽ thà chết khát chứ không dám ngửa cổ uống một cách tự do như thế.

Sơ đồ đường đi của nguồn nước này như sau: Nước thải kinh hoàng từ bệnh viện, từ các nhà máy, từ các nghĩa địa, từ các lò mổ gia súc, từ các thùng rác của hàng triệu gia đình… đi qua hệ thống xử lý ít ỏi và đơn giản và chảy vào hồ, vào sông. Rồi nguồn “nước độc” ấy chảy qua một một vài hệ thống xử lý nước sạch và chảy vào bể, vào bình, vào chai v.v… và chảy vào miệng con người.
Hầu hết ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng và ở mức báo động đỏ hiện nay. Trong tất cả các hồ chứa nước ở thủ đô, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong Công viên Yên Sở, nằm cách Hà Nội 6 km về phía Nam, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội. Bởi Yên Sở tiếp nhận hơn 50% lượng chất thải từ thông tắc cống, hút bể phốt của Hà Nội xả vào. Hệ thống ao hồ trong Công viên Yên Sở đã bị ô nhiễm nặng, tù đọng tắc nghẽn không được thông tắc, với chất thải ứ đọng và  phát ra mùi hôi thối khó chịu. Người dân trong khu vực này không chỉ không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu mà điều kiện sống của họ còn bị đe dọa nghiêm trọng chính vì nhiều khu vực trong công viên cũng là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. 
Thực tế cho thấy: 40% dân số thành thị đang phải chịu cảnh thiếu nước sạch. Thậm chí không phải tất cả 60% dân số còn lại được dùng đủ nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn nữa, theo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Việt Nam, số lượng người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Trên thực tế, 88% các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến nguồn nước không sạch. Hàng triệu người dân Việt Nam đang sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm asen, tác nhân gây ra các căn bệnh ung thư, còi xương, tiểu đường và máu trắng. 
Quá nhiều Người dân không hề có ý thức bảo vệ nguồn nước của chính mình. Chúng ta chẳng bao giờ thấy yên tâm về môi trường của chúng ta. Ngược lại, chúng ta là những kẻ gián tiếp đầu độc chính mình. Khi chúng ta chưa kêu gọi được ý thức của người dân bảo vệ nguồn nước mà họ đang uống hàng ngày thì việc xây dựng các hệ thống xử lý nước sạch là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu lấy hàng triệu người đang ngày ngày vô tư uống một thứ nước mà ta có thể gọi là “nước độc ”.
Hãy bảo vệ môi trường từ chính hành động ý thức của chúng ta, ngay từ bây giờ từ hành động nhỏ nhất hãy chung tay bảo vệ môi trường, không chỉ vì môi trường sống của chúng ta mà còn vì tương lại con em sau này.


1 nhận xét: