Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Sông Nhuệ đang bị bức tử

Hai chục năm về trước, con sông Nhuệ vốn trong xanh, người dân vẫn còn tắm rửa sử dụng nước sông… Nhưng cùng với thời gian, nó đã và đang biến thành dòng sông chết vì bị lấn chiếm dòng chảy, vì ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và vài năm gần đây, nó đang phải hứng chịu một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt của người dân sinh sống dọc hai bên bờ đổ ra hằng ngày mà không được xử lý hut be phot . Trách nhiệm thuộc về ai ?

Đổ rác ra sông là chuyện thường ngày

Sông Nhuệ có chiều dài khoảng hơn 113 km, chảy qua địa bàn Hà Nội và Hà Nam. Trong đó trục chính của sông có chiều dài 74 km. Có điều kiện đi dọc sông Nhuệ, nhất là khu vực ngoại thành Hà Nội, không khỏi giật mình vì ở nhiều đoạn, nhiều khúc sông xuất hiện từng đống rác thải sinh hoạt như đồi, như núi góp phần làm thu hẹp dòng chảy và tăng thêm nồng độ ô nhiễm của sông. Cảnh tượng những “núi” rác ven sông, dòng sông thì đặc quánh, đen ngòm lờ đờ chảy càng cho thấy rõ nó đang “thoi thóp” chờ “chết”!
Thông thường những bãi rác thải bên bờ hữu sông Nhuệ chỉ có đi bên bờ tả mới nhìn rõ và ngược lại nên người ta cứ vô tư mà đổ. Đối với những khúc sông thuộc bên bồi, cùng với thời gian rác thải sẽ trở thành đống, thành “núi” gây ô nhiễm môi trường; còn đối với những quãng sông thuộc bên lở thì vào mùa mưa rác cứ thế mặc sức trôi theo dòng hoặc lắng đọng dưới đáy sông. Nước thải từ đường cống hàng ngày xả xuống sông nhuệ

Một điều dễ nhận thấy, trên địa bàn Hà Nội, càng về phía hạ du, nạn xả rác thải sinh hoạt bừa bãi xuống ven sông Nhuệ càng gia tăng, nhất là thuộc địa bàn các huyện: Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín… Tại bờ hữu sông Nhuệ thuộc địa bàn xã Cự Khê, Tam Hưng (huyện Thanh Oai) tình trạng đổ rác thải ra ven sông diễn ra tràn lan. Cả một quãng sông dài 3- 4 cây số dày đặc những bãi rác, phấp phới các loại túi ni lông đủ màu, mùi xú uế bốc lên nồng nặc.

Sự thờ ơ của chính quyền

Trong khi dòng sông ô nhiễm thì cơ quan chính quyền địa phương làm gì giải quyết gì? Tìm hiểu thực tế cho thấy, ở hầu hết các địa phương ven sông Nhuệ thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội đều đã thành lập tổ thu gom rác thải. Tuy nhiên, rất ít địa phương có bãi tập kết rác tạm thời rồi để xe ô tô thu gom chở về bãi xử lý rác thải tập trung của thành phố. Hầu như chính quyền địa phương và người dân đều không sử dụng dịch vụ thông cống chuyên nghiệp để xử lý tắc nghẽn đường ống, rác thải ứ đọng thì họ lại dồn lại rồi đổ ra sông cho nhanh đở tốn kém. Phần lớn các địa phương đều không thuận lợi về đường giao thông nên ô tô không thể vào thu gom rác thải để chở về bãi xử lý rác thải tập trung; trong khi đó chính quyền xã lại chưa quy hoạch được hố chôn lấp rác thải tạm thời nên rác thải mặc dù được thu gom nhưng lại phó mặc để cho những người thu gom đổ đâu thì đổ. Do đó, đối với những địa phương ở ven sông Nhuệ thì đương nhiên người ta sẽ chọn giải pháp là đổ xuống sông cho tiện. 



Ngay cả ở một số địa phương đã quy hoạch được hố chôn lấp rác thải tạm thời rồi, thì do ngại quãng đường vận chuyển rác quá xa nên người ta cứ đổ đại xuống sông cho đỡ mệt bởi chẳng ai quan tâm hay xử phạt. Cũng có khi, chưa thống nhất được phí môi trường giữa các hộ dân với chính quyền sở tại, các hộ dân sinh sống ven sông Nhuệ đã “tẩy chay” tổ thu gom rác, tự tay họ mang rác ra sông đổ bất kể sáng trưa, chiều tối. Với họ như thế lại đỡ đi một khoản chi phí xử lý vệ sinh, thong cong, hút bể phốt “không cần thiết”!
Đến bây giờ, chưa có ai thống kê đã có bao nhiêu rác thải sinh hoạt đã đổ xuống sông Nhuệ; khối lượng rác thải hàng ngày người dân đổ xuống sông Nhuệ thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội là bao nhiêu?
Có một thực tế, hầu hết các địa phương ngoại thành Hà Nội ven sông Nhuệ còn thiếu quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không đổ rác thải bừa bãi xuống sông. Thậm chí, tại một số địa phương, chính quyền sở tại mặc dù không phải không biết đến tình trạng đổ rác thải xuống sông Nhuệ nhưng họ vẫn thờ ơ, không hề đưa ra biện pháp ngăn chặn. Có lẽ, với họ những bãi rác thải ven sông Nhuệ thuộc địa bàn họ quản lý không thuộc trách nhiệm của họ phải xử lý, giải quyết; hơn thế vì cấp trên chẳng ai biết, chẳng ai kiểm tra, khiển trách.

Nhưng rõ ràng, trước thực trạng trên nếu các cấp, các ngành không sớm có biện pháp ngăn chặn thì hậu quả chắc khôn lường, rất khó khắc phục, sông Nhuệ ô nhiễm ngày càng thêm ô nhiễm. Không phải ngẫu nhiên mà tại khu vực nội thành, đơn vị chức năng hằng ngày vẫn cắt cử nhân viên đi vớt rác thải trên sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu…Hậu quả rồi sẽ là chính người dân hứng chịu thôi!

3 nhận xét: