Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Chuẩn bị đối phó tình trạng ngập úng mùa mưa tại Đà Nẵng

Cứ mùa mưa tới người dân Đà Nẵng lại nơm nớp lo lắng sống trong tình trang ngập úng, giao thông ứ tắc, cuộc sống ảnh hưởng.
Theo số liệu thống kê năm của Công ty Thoát nước ,xử lý nước thải và  hút bể phốt TP Đà Nẵng, hiện trên toàn địa bàn TP đang tồn tại 48 điểm ngập úng và có đến 30% số điểm ngập úng nặng mỗi khi có mưa lớn.

Cứ mưa lớn là khu vực này ngập lút. Năm nào cũng thấy nạo vét thông tắc cống nhưng cũng không giảm ngập được. Hai đợt mưa dông cuối tháng 7 và cuối tháng 8 vừa qua chỗ này cũng ngập đến đầu gối, mưa ngớt cả tiếng sau nước mới rút hết. Mùa mưa sắp đến mà cứ thế này, không biết dân tụi tui sống trong cảnh này đến bao giờ. Còn tại tuyến đường Tô Hiến Thành (phường Phước Mỹ, Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng), đoạn qua khu tập thể nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, hơn 5 năm nay chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng đủ biến đoạn đường dài gần 500m này thành sông. “Hơn 5 năm nay đoạn đường không có cống thoát nước nên cứ mưa xuống là biến thành sông. Nước không có chỗ thoát khiến hàng chục hộ dân bì bõm suốt mỗi khi có mưa” một hộ dân sống ở khu tập thể này cho biết. 
16 điểm ngập úng nặng với chiều sâu ngập nước từ 0,8-1m mỗi khi có mưa lớn. Trên địa bàn quận Hải Châu, nhiều khu vực ngập nặng ngay cả khi có mưa nhỏ như nút giao thông đường Đống Đa - Lê Lợi - Trần Quý Cáp; khu vực lân cận hồ Đầm Rong (đường Hải Hồ), khu vực đường Nguyễn Xuân Nhĩ và Trương Chí Cương; khu dân cư số 2 Nguyễn Tri Phương...
Theo lãnh đạo Công ty Thoát nước ,xử lý nước thải và hút bể phốt TP Đà Nẵng, mặc dù các ngành chức năng đã cố gắng khắc phục tình trạng ngập úng bằng các biện pháp như nạo vét, thông cống , kiên cố hóa mương dẫn... Tuy nhiên biện pháp cũng chỉ giảm ngập chứ không giải quyết triệt để được. 
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngập úng này là do cao trình hiện trạng nhà dân và mặt đường tại các vị trí này thấp từ 1,2-1,3m, khi có mưa lớn kết hợp với mực nước sông Hàn dâng cao nên hệ thống thoát nước gần như mất tác dụng. 
Một số điểm khác thì hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, cửa thu nước hẹp hoặc quá nhỏ, khả năng khớp nối giữa hệ thống cũ và mới chưa hoàn chỉnh khiến hệ thống thoát nước mất tác dụng, khả năng tiêu thoát nước kém gây nên ngập úng cục bộ đối với một số khu vực dân cư nói trên.
Ngoài ra, một số tuyến mương thoát nước lâu năm chưa được nạo vét, đất đá bùn đầy trong lòng mương gây ngập úng khu dân cư. Biện pháp trước mắt để hạn chế ngập trước mùa mưa năm nay là công ty kiến nghị UBND TP Đà Nẵng giao cho công ty khảo sát và nạo vét các tuyến cống xung yếu tại khu vực có nhiều khả năng gây tắc nghẽn làm giảm khả năng tiêu thoát nước để hạn chế tối đa ngập trong mùa mưa bão sắp tới.
Bên cạnh đó, về biện pháp chống ngập lâu dài thì kiến nghị UBND TP cho tiến hành nạo vét thông tắc đường cống trên diện rộng đối với hơn 1.900m3 mương cống của 19 tuyến đường trên địa bàn TP. Ngoài ra, cần xây dựng các trạm bơm tại các một số điểm nút xung yếu. Đối với một số tuyến đường, tùy điều kiện thực tế mà nâng cao trình mặt đường, vỉa hè hoặc xây dựng thêm các cửa thu nước, mương dẫn… giúp nước tiêu thoát nhanh.

Mùa mưa năm nay được dự báo sẽ diễn biến rất phức tạp, do đó tình hình ngập úng trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ vẫn “nóng” và người dân vẫn nơm nớp nỗi lo ngập úng trong mùa mưa năm nay nếu các ngành chức năng Đà Nẵng không sớm có biện pháp khắc phục kịp thời để ổn định cuộc sống tránh nhưng hậu quả đáng tiếc xảy ra
Theo - Báo Dân Trí -



2 nhận xét:

  1. Đối phó tình trạng mưa lũ cần phải làm ngay để tránh gây ô nhiễm

    Trả lờiXóa
  2. mùa mữa có khi mua xuồng đi dạo phố

    Trả lờiXóa