Chỉ riêng các quận nội thành Hà
Nội mỗi ngày có hàng trăm tấn chất thải từ hut be phot, thông
tắc cống được thu gom, trong đó khoảng 300 tấn bị xả thẳng ra môi
trường.
Chạy lòng vòng qua các tuyến phố trong nội thành để hút bể phốt đầy 4 m3, rồi theo đường
vành đai 3 trên cao đến địa bàn P.Yên Sở (Q.Hoàng Mai) để vào khu đầm, hồ tích
thủy gần Trường bắn Yên Sở. Khi xe vừa ghé đuôi vào khoảng đất trũng bên gốc
cây phượng to ven hồ, hai nam thanh niên nhảy từ trên xe xuống, dùng chiếc cờ
lê loại to mở van bồn chứa cho toàn bộ phân trong xe xả xuống hồ
10 giờ 23 phút sáng ngày 29.9, ở phía nam hồ tích thủy, trong khi
chủ hồ tên H. đang chỉ huy đám người đánh bắt cá bán cho thương lái, thì ở đầu
bên kia nơi khoảng đất trũng dưới gốc cây phượng, xe bồn BKS 30U-0106 mang 6 m3
chất thải hầm cầu ung dung xả xuống hồ cá.
Trong vai một chủ cơ sở đi tìm nơi đổ phân hầm cầu, tôi được Lợi tài
xế chiếc xe bồn 30U-0106, cho biết việc xả thải xuống hồ ông H. là hoàn toàn
miễn phí. P.Yên Sở lâu nay được coi là địa bàn phát triển nghề cá mạnh nhất ở
thủ đô, hiện có khoảng 1.000 mẫu đầm, hồ được 12 hộ dùng nuôi thả cá, cung cấp
cho thị trường khu vực quanh Hà Nội nhiều tạ cá mỗi ngày. “Chủ hồ không ngăn
cản nên hầu hết cánh lái xe bồn đều bảo nhau đưa xe đến các đầm nuôi cá ở Yên
Sở để đổ phân. Tính sơ sơ mỗi ngày cũng có hàng chục m3 phân được đổ xuống hồ
làm thức ăn nuôi cá”, Lợi nói tiếp.
Cách khu hồ ông H. không xa, vẫn thuộc địa bàn P.Yên Sở, khu hồ
nuôi cá rộng cả chục mẫu cũng là điểm tới quen thuộc của nhiều xe bồn hút phân
hầm cầu. Khoảng 16 giờ 5 phút ngày 29.9, Nguyễn Việt Hòa (24 tuổi, quê xã Trưng
Trắc, H.Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) điều khiển xe bồn mang BKS 29C-021.64 tới hồ cá
trên và thực hiện hành vi xả thải 4 m3 phân hầm cầu vừa hút từ một cửa hàng ăn
uống ở xã Ngọc Hồi (H.Thanh Trì, TP.Hà Nội). Trước đó, 1 số xe chiếc xe bồn cũng
“ghé qua” hồ cá trên và xả thải xuống đây.
Ngoài khu vực P.Yên Sở, nhiều hồ, đầm nuôi thả cá ở xã Vĩnh Ngọc,
Hải Bối (H.Đông Anh), hồ nuôi cá ở xã Ngọc Hồi (H.Thanh Trì), Phú Diễn (H.Từ
Liêm)... cũng thường xuyên tiếp chất thải từ xe bồn hút bể phốt và thong cong.
Chủ một số hồ nuôi cá nằm trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, Hải Bối, cho
hay: “Hồ tôi lớn có, bé có, tháng 8 vừa rồi thả mất hơn trăm triệu tiền cá
giống. Thông thường, phải tới cuối năm cá mới cho thu hoạch, nhưng nếu thường
xuyên cho cá ăn phân thì chúng rất mau lớn”. Vẫn theo lời ông Minh, nhờ nuôi
bằng phân hầm cầu nên lứa cá vừa thả tháng 8 đến hết tháng 10 này là có thể thu
hoạch, thay vì phải hết tháng 12 nếu nuôi bằng các loại thức ăn khác.
Theo ông Đoàn Hồng
Quang, Trưởng phòng Giám sát của Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị
Hà Nội, chất thải sau khi được hút bể
phốt nhất thiết phải được chứa trong hầm ủ có phun và khử trùng bằng hóa
chất, kế đến cho lắng lọc rồi lại xử lý bằng vi sinh… Quá trình này kéo dài ít
nhất là 30 ngày thì mới đạt chuẩn, tránh nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng
đồng, tác động xấu đến môi trường sống. “Nếu không được khử trùng đúng quy cách
trước khi xả ra môi trường, phân hầm cầu sẽ vô cùng nguy hại và tiềm ẩn nguy cơ
bùng phát dịch bệnh là rất cao. Nhất là phân, chất thải từ các khu xét nghiệm,
X quang, phòng khám...”, ông Quang cảnh báo. Cũng theo ông Quang, hiện chỉ tính
riêng các quận nội thành của TP.Hà Nội mỗi ngày có tới 500 tấn chất thải được
thu gom, trong đó khoảng trên 300 tấn bị xả thẳng ra môi trường.
Trong khi đó, trao
đổi với PV , ông Nguyễn Như Tiệp,
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản - Bộ NN-PTNT, nói phân hầm
cầu không được quản lý mà xả trực tiếp ra môi trường là vi phạm nghiêm trọng
luật Bảo vệ môi trường. “Trong chất thải từ hut be phot, thông tắc cống còn tồn dư khá nhiều loại hóa chất độc hại. Do vậy khi đem xả xuống hồ, đầm để
nuôi cá, rồi người dân lại mua cá về ăn thì chẳng khác nào chúng ta tiếp tục
đưa một lượng tồn dư hóa chất vào cơ thể”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét