Làng nghề nổi tiếng với lụa tơ tằm dệt nhuộm như làng nghề Vạn
Phúc và Dương Nội của quận Hà Đông từ lâu đã, gần đây lại nức danh vì... ô nhiễm. Trong quá trình
sản xuất, họ sử dụng không ít loại hóa chất để tẩy, in, nhuộm. Nước thải dung
dịch nhuộm hấp sau các công đoạn sản xuất hầu như không được xử lý thông cống mà đổ thẳng ra cống rãnh
và... sông Nhuệ. Vào mùa khô khi nước bốc hơi, lòng mương cạn dần thì các dòng
chảy này mới bốc lên mùi hôi, hắc ngây ngất. Còn những hôm trời mưa, nước thải
dệt nhuộm từ các ao tù, hồ, mương máng trong các làng chảy tràn xuống ruộng
canh tác khiến hoa màu chết non, lúa chẳng trổ nổi bông, ngô khô không hạt.
Sự ô nhiễm ở sông Nhuệ cũng khiến người ta rùng mình. Nước thải từ
các loại dung dịch này cuối cùng đều được tuồn thẳng ra sông khiến con sông này
cũng liên tục đổi màu xanh, đỏ, tím, vàng. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, người
dân ở đây còn bị ảnh hưởng nặng nề về tiếng ồn của máy dệt, khí thải từ lò hơi
và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy,
nhuộm...
Các xã Dương Liễu, Tràng Trũng, Cát Quế, La Phù, Đức Giang thuộc
huyện Hoài Đức có nghề làm miến, bánh phở, bún khô khá lâu đời. Khi chúng tôi
đến làng Dương Liễu (xã Dương Liễu), khắp đường làng, ngõ xóm, trên cống rãnh
bốc mùi chưa vì không nắp đậy... cơ man nào là miến. Tất tần tật mọi khoảng
trống trong làng đều được tận dụng để phơi miến. Bên cạnh cổng làng, nơi có tấm
biển: “Kính chào quý khách” là một đống bã sắn chất cao bốc mùi hôi thối, chua
lòm. Người dân ở đây có thói quen đổ rác thải sinh hoạt xuống kênh,mà không sử
dụng các biện pháp xử lý hay các dịch vụ vệ sinh, hút bể phốt khiến con
kênh bị ô nhiễm trầm trọng. Khi được nghe chị Đinh Thị Mùi, xóm 2, xã Dương
Liễu kể về các công đoạn làm miến chúng tôi dựng tóc gáy: “Làm được mẻ miến mệt
lắm. Chúng tôi phải lọc, tẩy bột qua 4- 5 lần thì miến mới trắng được. Nghĩa là
phải đổ nước vào bột, sau đó đổ thuốc tẩy vào ngâm rồi lại rửa, lại tẩy đến giờ
bột trắng thì thôi”. Sau đó, nước thải từ việc tẩy bột, làm miến lại đổ ra
mương khiến nguồn nước ở đây bị ô nhiễm rất nặng.
Nhiều ý kiến cho rằng do đó là những vùng quê cách Thủ đô khá xa,
điều kiện khó khăn nên mạng lưới nước sạch chưa thể phủ kín. Vậy nhưng, ngay cả
các làng nghề nằm ngay cạnh trung tâm Hà Nội như làng làm thừng Trung Văn (Từ
Liêm) cũng chẳng có nước sạch, người dân phải dùng nước ngầm để sinh hoạt. Mà
nguồn nước ngầm ở đây thì cũng ô nhiễm khủng khiếp vì quá trình làm thừng buộc
phải tẩy rửa rác lẫn hóa chất nhưng tất cả nước thải đều được tuồn thẳng ra
sông, kênh, mương mà các kênh mương ở đây cũng không được thường xuyên nạo vét khơi thông đường cống. Ông Đoàn Đăng
Hơn, trưởng thôn Trung Văn phàn nàn: “Các hộ gia đình đều khoan giếng với độ
sâu vài chục mét nhưng nước bơm lên vẫncó mùi khét, tanh... Gần đây trong thôn
có nhiều nguời bị ung thư mà một trong những căn nguyên có thể do nguồn nước”.
Biết là nguy hại sức khỏe, là có thể mắc các chứng bệnh nan y khi
dùng lâu dài nguồn nước ngầm ô nhiễm này, song hầu hết cư dân ở các làng nghề
mà chúng tôi đề cập đến đều có chung câu trả lời “không ăn nước giếng khoan thì
lấy nước ở đâu để thay thế!”.
Tại Việt Nam 80% trường hợp bệnh tật là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. 4 năm
trở lại đây, đã có khoảng 6 triệu ca thuộc 6 loại bệnh liên quan đến nước.
Riêng chi phí trực tiếp cho việc khám chữa các bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt
rét đã lên tới 400 tỷ đồng. Tại nhiều địa phương cũng đang xuất hiện những căn
bệnh lạ. Đặc biệt rộ lên hiện tượng nhiều người trong một làng, một thôn bị ung
thư khiến người dân rất hoang mang. Kết quả kiểm tra của các nhà khoa học, bác
sĩ cho thấy, thủ phạm gây nên một số bệnh chính là nguồn nước. Chưa có con số
thống kê về người dân mắc bệnh do nguồn nước ô nhiễm từ các làng nghề nói trên
nhưng những năm gần đây số người dân chết do các bệnh nan y... tại các
địa phương này đang gia tăng. Điều lạ là, người dân trong các làng nghề cũng
bảo khó chịu vì ô nhiễm, bức bối vì nguồn nước nhưng họ vẫn vô tư xả nước thải,
chất độc ra môi trường!
UBND thành phố đã phê duyệt “Chương trình cung cấp nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn Hà Nội giai đoạn 2009-2020”, trong đó có công trình sửa chữa,
nâng cấp nước sạch cho một số làng nghề ở Hà Nội. Vậy nhưng bao giờ những
làng nghề nói trên có nước máy để dùng thì... vẫn phải đợi. Có nghĩa là trong
khoảng thời gian chờ đợi chưa biết bao lâu, hàng chục vạn người dân Thủ đô này
vẫn phải dùng nguồn nước ngầm ô nhiễm để ăn, uống, sinh hoạt. Cư dân ở đây vẫn
phải đối mặt với nguy cơ có thể mắc các loại bệnh nguy hiểm đến từ nguồn nước
“bẩn”.
giờ ở đâu cũng thấy ô nhiễm
Trả lờiXóaÔ nhiễm làng nghề thật nguy hiểm
Trả lờiXóacác làng nghề bây giờ cũng ô nhiễm đáng sợ quá
Trả lờiXóa