Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Ô nhiễm tại đông bằng sông Cửu Long

Bên cạnh tác nhân tự nhiên như nhiễm phèn, nhiễm mặn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long còn do hoạt động kinh tế xã hội. Đó là lượng chất thải từ sản xuất công nghiệp dịch vụ, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi và chất thải từ sản xuất nông nghiệp đang ngày một gia tăng.
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự đa dạng về dân cư, mà tính chất nguồn thải, tập quán sinh hoạt cũng như thói quen hoạt động sản xuất, cộng với nhiều khu công nghiệp hình thành với nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào sản xuất khiến chất lượng môi trường ngày càng đáng lo ngại. Theo Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải hứng chịu một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.000 tấn/năm, nước thải sinh hoạt 102 triệu m3/năm, chất thải rắn công nghiệp 47,2 triệu tấn/năm, rác thải y tế gần 4.000 tấn/năm. Đáng ngại là hầu hết chất thải chưa qua thu gom và xử lý triệt để, hut be phot mà được thải xuống các kênh rạch gây ô nhiễm môi trường trầm trọng .
Chăn nuôi tại Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, với khoảng 2,6 triệu đầu lợn, 200.000 đầu trâu bò, gần 4 triệu gia cầm, mỗi ngày/ đêm các sông rạch hứng khoảng 22.500 tấn chất thải rắn và 40.000 m3 chất thải lỏng từ chăn nuôi. Ngoài ra, nguồn gây ô nhiễm đáng kể nữa là việc nuôi cá bè trên sông hàng năm thải ra khoảng 3 triệu tấn chất thải. Hậu quả là nguồn nước của cư dân trong vùng có độ nhiễm vi sinh cao, nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 – 1.500.000 con/100ml. Thêm vào đó, là thói quen lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng đáng kể chất lượng nguồn nước. Trong khi đó thì không có hệ thống xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn, hệ thống đường cống chất lượng để tiêu thoát.

Nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường
Với một khối lượng lớn chất thải đổ ra các con sông, kênh rạch, ao hồ, chất lượng nguồn nước ở khu vực này ngày một xấu đi. Theo Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, hầu hết các ao nuôi cá tôm đều nhiễm hữu cơ, các chất COD, BOD, ni-tơ, phốt-pho… đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái.
Quan trắc môi trường cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm bẩn chất hữu cơ là BOD,COD, coliform, H2S, NH4, phèn sắt… do các nguồn thải sản xuất công nghiệp, đô thị và khu dân cư… Bên cạnh đó, tình trang nhiễn Asen cũng đã được phát hiện ở Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, vĩnh Long, Bạc Liêu… Điều nguy hiểm là hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 20 đến 30% số hộ gia đình chưa có nước sạch để sử dụng trong đời sống và sinh hoạt.
Để đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường cho rằng, phát triển sản xuất công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong mối quan hệ chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc thực thi luật bảo vệ môi trường, đồng thời giám sát chặt chẽ quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường, giám sát các dự án đầu tư từ khâu xây dựng dự án đến khi đi vào hoạt động, kiên quyết xử lý triệt để các vi phạm, nạo vét , thông cống vét bùn kênh rạch mương máng. Quy hoạch phát triển khu đô thị và các khu dân cư, cụm dân cư phải gắn liền với quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Đặc biệt, Phó giáo sư Tiến sĩ Dương Văn Viện đề xuất tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng, hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện bảo vệ chất lượng môi trường, xử lý các đối tượng cố tình gây ô nhiễm môi trường.


3 nhận xét:

  1. xử lý các đối tượng cố tình gây ô nhiễm môi trường.

    Trả lờiXóa
  2. đông bằng sông Cửu Long ngày càng ô nhiễm nặng, phải có biện pháp ngăn ngừa thôi :((

    Trả lờiXóa
  3. Buồn quá, ô nhiễm hết này

    Trả lờiXóa