Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Cải tạo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông


Tây Ninh là một trong 11 tỉnh, thành phố phía Nam nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông cần phải bảo vệ nghiêm ngặt về chất lượng nguồn nước. 

Từ thực tế dòng sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm nặng nề, nước sông có đoạn đen ngòm như nước hut be phot nên tỉnh đã có dự án để cải tạo chất lượng nước ở đây.


Ngoài việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy, sông Vàm Cỏ Đông còn bị tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác khoáng sản (cát); nước thải từ các khu công nghiệp Trảng Bàng, Linh Trung, Thành Thành Công và hơn 40 nhà máy chế biến khoai mì (sắn), 11 nhà máy chế biến cao su, 2 nhà máy chế biến mía đường, 11 trung tâm y tế, bệnh viện và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh khác hoạt động theo kiểu làng nghề, với tổng lưu lượng nước thải hàng trăm ngàn m3/ngày đêm đổ xuống con sông này. Sông Vàm Cỏ Đông còn tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và nước thải đô thị của thành phố Tây Ninh, 6 thị trấn và cộng đồng dân cư đang sinh sống ở ven sông, làm chất lượng nguồn nước con sông ngày càng xấu đi rõ rệt.

Để
 nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông đạt tiêu chuẩn loại A, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án "Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh đến năm 2020" với mục tiêu từng bước xử lý, ngăn ngừa mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông.

Tỉnh cũng đầu tư 117 tỷ đồng thực hiện công trình xử lý chất thải, nước thải y tế cho 9 Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện viện đa khoa tỉnh để xử lý triệt để nguồn chất thải, nước thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Đến cuối tháng 8/2014 đã có 5 Trung tâm y tế cấp huyện, thành phố đã xây dựng xong hệ thống thông tắc xử lý nước thải, chất thải đưa vào hoạt động. Thực hiện công tác thong tac cong trên sông Vàm Cỏ Đông.
Đến nay, Tây Ninh đã có 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy chế biến mía đường và trên 50% nhà máy chế biến khoai mì, chế biến cao su đã xử lý nước thải đạt cột A. Các nhà máy còn lại, trước mắt tỉnh tạm thời đình chỉ hoạt động, khi nào xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải (đạt tiêu chuẩn loại A) sẽ được hoạt động trở lại.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét