Hiện nay, hầu hết nhiều
cơ sở sản xuất gạch ngói truyền thống đều dùng đến giai đoạn nung đốt. Công
đoạn này vừa tốn nguồn nguyên nhiên liệu vừa ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh. Tuy nhiên có một số cơ sở sản xuất gạch đã tận dụng nguồn nguyên liệu
đất, đá…để sản xuất gạch mà không qua giai đoạn nung.
Như chúng ta đã biết hệ
quả mà các cơ sở sản xuất gạch truyền thông để lại là rất lớn, khói bụi phủ kín
đường làng, những ống khói cao chọc trời đang nhả khói gây hắc ám cả một vùng.
Nguôn nước xung quanh khu vực này đang đi vào bế tắc, thong cong, hút bể phốt, xử lý rác thải chưa giải quyết triệt để được.
Các sản phẩm được tạo ra
như gạch xây, gạch lát vỉa hè, gạch ốp lát, gạch trang trí, ngói, làm đường
giao thông... đã góp phần hạn chế tối thiểu tình trạng ô nhiễm từ các lò gạch truyền thống làm ảnh hưởng lớn
đến môi trường.
Hiện nay, gạch không nung
đã được ứng dụng nhiều trên thế giới, nhưng chủ yếu là gạch silicat, gạch bê
tông siêu nhẹ AAC, gạch bọt... còn gạch polymer hóa đất thì ít phát triển vì
phụ thuộc vào điều kiện tài nguyên đất và công nghệ chuyên sâu, phần lớn được
làm từ nguyên liệu đất sét.
Công nghệ "Đất hóa
đá" đã áp dụng cơ chế polymer hóa vô cơ gián tiếp, đây là một quy trình
tổng hợp không qua công đoạn xử lý nhiệt nên không làm ảnh hưởng đến môi
trường.
Công nghệ này tiện lợi
cho người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp xóa đói giảm nghèo cho
các vùng sâu, vùng xa, vùng núi nhờ việc dùng nguyên liệu tại chỗ ép thành
gạch, dùng luôn hồ vữa đó để dán các mạch vữa mỏng, tường nhẵn không phải chát.
Ngoài ra công nghệ này
không phải qua khâu nung đốt giúp tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi
trường, làm sạch môi trường (do tận dụng nhiên liệu là phế thải rắn trong công
nghiệp).
Để
hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng được các nguồn nguyên liệu tự nhiên thì
phương pháp sản xuất gạch không nung sẽ áp dụng nhiều trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét