Hơn 100 ao, hồ, đầm, thủy vực lớn nhỏ của 6 quận trung tâm nội
thành Hà Nội thì có tới 71% hồ đang bị ô nhiễm hữu cơ, trong đó có 14% hồ bị ô
nhiễm rất nặng, 25% hồ ô nhiễm nặng và 32% có dấu hiệu ô nhiễm.
Nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm là do các loại chất thải này
chưa qua xử lý được đổ thẳng xuống hồ là nguồn phốt pho và nitrat làm tăng các
loại thực vật nổi và tảo. Các loại tảo có vòng đời rất ngắn, khi chết đi sẽ
tích tụ dưới đáy hồ ngày một nhiều, làm giảm thể tích hồ. Việc các hồ bị ô
nhiễm hữu cơ như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân sống
quanh hồ, gây nên các bệnh về tai, mũi, họng…
Hồ Hữu Tiệp nằm trong làng Ngọc Hà (quận Ba Đình) là một di tích
lịch sử Quốc gia cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nặng. Xác chiếc máy bay
B52, dấu tích của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm 1972 của Hà
Nội xưa bị chìm nổi giữa đám rong rêu, rác rưởi với nước hồ đen ngòm. Ngay bên
cạnh hồ là một chợ cóc được họp thường xuyên, bên trái hồ là trường học Tiểu
học Ngọc Hà. Rác thải từ chợ cũng như vỏ bánh kẹo, hoa quả của học sinh thường vứt
thẳng xuống hồ, hay rác thải sinh hoạt xả thẳng xuống. Ông Trịnh Hoành, người
đã sống ở làng Ngọc Hà này gần 70 năm cho biết: “Trước đây hồ này cũng trong
sạch lắm. Nó là niềm tự hào của chúng tôi, người nước ngoài đến cũng phải xuýt
xoa trước di tích này. Thế nhưng giờ ngày càng ô nhiễm”. Theo lời kể của ông Hoành
thì từ khi hòa bình lập lại đến nay, hồ Hữu Tiệp đã được nạo vét , thong cong 2 lần, lần thứ 2 mới hoàn thành vào 25/12/2011 vừa qua. “Bao nhiêu
cống nước thải của các hộ gia đình ở đây đều đổ vào hồ, nhiều năm ứ đọng nên
khi vét lên toàn là bùn và rác rưởi”, ông Hoành nói. Thế nhưng khi dạo quanh
hồ, tôi không khỏi ngạc nhiên. Hồ mới được nạo vét nhưng nước đen ngòm, nổi
váng và bốc mùi hôi khó chịu, xung quanh hồ rác thải vẫn tràn ngập.
Hồ Tây, được coi là “lá phổi xanh” chiếm hơn 50% diện tích hồ Hà
Nội cũng đang trong tình trạng bị ô nhiễm và lấn chiếm. Theo quan sát của chúng
tôi, nhiều khu vực bờ hồ rác thải nổi lềnh bềnh cùng với xác cá chết bốc mùi
hôi thối gây ô nhiễm không khí. Các nhà hàng du thuyền đua nhau mọc lên và vô
số các hộ kinh doanh ăn uống đủ loại mọc san sát dọc bờ hồ; xả thải trực tiếp
xuống hồ hàng ngày hàng giờ. Chỉ cần dạo một vòng quanh bờ hồ Tây phía Võng Thị
hay khu gần “đường Hàn Quốc, Nhật Bản” gần hồ sen có thể đếm sơ sơ có hàng trăm
quán ăn đủ loại. Trong khi đó, 90% nhà hàng kinh doanh ăn uống trên mặt hồ không
có hệ thống xử lý rác thải, cũng không sử dụng dịch vụ hut be phot , vệ sinh chất thải định kỳ.
Hiện mỗi ngày đêm có khoảng 4.000 m3 nước thải công nghiệp và
sinh hoạt xả xuống hồ Tây. Trong số lượng nước thải này, hàm lượng amoniac
trong nước chiếm tới 1,5 mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó,
nhiều người dân ở ven hồ xả rác xuống hồ với đủ các loại như túi nilon, rác
thải sinh hoạt… khiến Hồ Tây ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Trước tình trạng gây
ô nhiễm nghiêm trọng từ các tàu thuyền này, Sở GTVT Hà Nội đã nhiều lần ra
quyết định tháo dỡ tàu thuyền kinh doanh trên mặt hồ. Tuy nhiên, chỉ sau một
thời gian, nhà nổi, du thuyền lại tập trung kinh doanh trở lại và tiếp tục xả
rác xuống Hồ Tây.
Hồ Văn Chương (quận Đống Đa) cũng đang trong tình trạng ô nhiễm
trầm trọng. Với cái tên khá thơ mộng như vậy nhưng hiện nay hồ Văn Chương nhìn
không khác gì một ao bèo. Hơn một nửa diện tích mặt hồ là bèo tây trôi nổi cùng
với rau muống và rác thải. Xung quanh bờ hồ nhan nhản hàng ăn, hàng nước cho
đến quán rửa xe, một số gia đình còn tận dụng diện tích hành lang bờ hồ để làm
nơi… nuôi gà. Nhiều hộ kinh doanh ở đây thiếu ý thức nên thản nhiên vứt rác
thải xuống ngay ven hồ mà hầu như không sử dụng các dịch vụ vệ sinh , hút bể phốt định kỳ. Vì vậy mà
dù được cải tạo cách đây không lâu nhưng hồ Văn Chương đang ngày càng ô nhiễm.
Anh Phong, chủ quán nước ven hồ cho biết: “Bèo do người dân thả xuống cho nó ăn
tảo, giảm ô nhiễm. Mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè ngồi đây thì hôi lắm, tôi phải
căng bạt để chắn gió từ phía hồ lên”.
Theo ông Ngô Thái Nam – Phó chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, hồ
Hà Nội đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề và nguyên nhân là do ý thức của
người dân và cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Để bảo vệ hồ Hà Nội khỏi ô nhiễm
cần có các biện pháp đồng bộ. Trước hết phải tách hệ thống cống nước thải ra
khỏi hệ thống ao, hồ hoặc phải tiến hành xử lý nước thải trước khi đổ vào. Đồng
thời sử dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm trực tiếp như sử dụng chế phẩm vi
sinh, trồng các loại thủy trúc… Được biết, chi cục môi trường đã phối hợp với
các cơ quan chức năng có liên quan, các cơ quan quản lý hồ trực tiếp tiến hành
xử phạt các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng như những hộ gia đình có hành vi vi
phạm, xả nước thải ra hồ hoặc gây ô nhiễm môi trường hồ. Các mức độ xử phạt
được tính theo qui định của nghị định 117 do Chính phủ ban hành năm 2009 về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chỉ tính riêng trong
năm 2010, Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan,
cảnh sát môi trường đã xử phạt hơn 100 cơ sở kinh doanh vi phạm, xả thải ra môi
trường. Tùy theo từng mức độ vi phạm của các cơ sở kinh doanh mà có những mức
xử phạt khác nhau nhưng mức phạt cao nhất cũng chỉ tới 500 triệu đồng.
Hà Nội chỗ nào cũng bị ô nhiễm
Trả lờiXóaChẳng có cai hồ nào ở Hà Nội sạch cả
Trả lờiXóaÔ nhiễm môi trường giờ kinh quá
Trả lờiXóaô nhiễm ghê quá
Trả lờiXóamưa gió kiểu này dịch vụ thông tắc cống lên ngôi quá nhỉ
Trả lờiXóaVì lợi nhuận mà con người quên đi chính môi trường sống của mình
Trả lờiXóa=> Kinh khủng quá