Trong những năm qua, các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu đã triển khai hơn 60 dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường như: dự án trồng rừng đầu nguồn sông Cầu tại tỉnh Bắc Kạn, mô hình quản lý và xử lý các nguồn thải công nghiệp, khai khoáng; mô hình xử lý môi trường làng nghề, hỗ trợ các hộ xây hầm biogas; cơ chế hỗ trợ và công nghệ xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; cơ chế thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn, xử lý các điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu… Các nguồn vốn được huy động đa dạng hoá từ ngân sách, vốn ODA, xã hội hoá công tác đầu tư hạ tầng cơ sở cho hoạt động bảo vệ môi trường, mức chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường chủ yếu là lớn hơn 1% …
Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đổi mới các hoạt động nhằm tăng cường vai trò đầu mối và hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Đề án; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nghiên cứu, đề xuất cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính để triển khai Đề án; xây dựng và hướng dẫn các tỉnh về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin môi trường cho lưu vực sông Cầu; các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu tích cực tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các cơ sở sản xuất; thống kê, xác định các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải và báo cáo công khai các số liệu hàng năm; xử lý triệt để 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh; đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án xử lý nước thải khu đô thị, dân cư; đầu tư cho hệ thống quan trắc nhất là hệ thống quan trắc tự động.
Người dân sinh sống xung quanh lưu vực sông Cầu cần phải chung tay cùng các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường nơi đây. Hệ thống cống rãnh thông tắc nước và hút bể phốt cần phải nối liền với nơi xử lý, tránh thải trực tiếp ra ngoài sông sẽ làm tăng nặng tính ô nhiễm của dòng sông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét