Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Hiểm họa nước biển dâng tại Việt Nam

Việt Nam là một trong 5 quốc gia nằm trong danh sách được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của việc biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Theo nghiên cứu của Bộ tài nguyên và môi trường, khoảng 50 năm qua, tại Việt Nam nhiệt độ tăng trung bình 0,7 độ C và mực nước biểm dâng là 20cm.


Theo PGS-TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ TN-MT), cho biết: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến 2,5-3,7 độ C, lượng mưa tăng trên hầu hết lãnh thổ nước ta từ 2-10%/năm. Hàng năm, toàn dải ven biển Việt Nam trung bình mực nước biển dâng từ 78-95 cm. Đặc biệt, mực nước biển tại khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105 cm. Tình hình này báo động mực nước biển Việt Nam dâng lên bất ngờ là một hiểm họa vô cùng lớn đối với con người.

Nước biển dâng tại đồng bằng sông Cửu Long
Theo các nhà khoa học tính toán, mực nước biển dâng 1m thì sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập nước, 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Đây là con số đã được tính toán rất kỹ trong trường hợp nước biển dâng cao. 
Bênh cạnh đó, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, đồng thời biến đổi khí hậu sẽ làm khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam bị ngập hàng năm. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới toàn bộ quốc gia và để lại hậu quả rất nghiêm trọng nếu biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việt Nam với chiến lược biến đổi khí hậu
            Vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh đến Việt Nam thông qua các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, rõ rệt nhất như: các cơn bão trái mùa, ngập lụt, hạn hán kéo dài ngày càng khốc liệt hơn và để lại hậu quả nặng nề gây tổn thất rất lớn cho nước ta. Tình trạng ngập lụt, hán hán, going bão làm cho cuộc sống con người không ổn định, tình trạng cơ sở hạ tầng bị thiệt hại rất nặng nề, thông tắc cống thường xuyên vì lũ lụt.


Thiên tai lũ lụt ngày càng nghiêm trọng
Tại thủ đô Hà Nội đã có chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trong đó xác định 2 mục tiêu chính nhằm xác định mục tiêu chung của toàn xã hội. Nhằm phát huy năng lực của toàn đất nước, đồng thời có các giải pháp thích ứng với việc biến đổi khi hậu. Việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và tài sản là rất quan trọng khi biến đổi khí hậu xảy ra. 
Đối với mọi người cần tăng cường năng lực thích ứng với các điều kiện xấu có thể xảy ra. Hướng tới phát triển nền kinh tế CO2 để bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo an ninh và sự phát triển bền vững của một một quốc gia. Ngoài ra nước ta cũng hưởng ứng các phóng trào của thế giới trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Chung tay cùng với các quốc gia trên thế giới trong việc tìm ra biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu là việc làm thiết thực và mang tính công đồng cao. 

Đến năm 2015 Việt nam sẽ hoàn thành việc xây dựng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vào năm 2020 hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo hiện tượng khí hậu cực đoan đạt mức tiên tiến trên thế giới. Cũng vào năm này Việt Nam sẽ có tỷ lệ đất rừng nâng lên 45% cùng với đó là việc nâng cao chất lượng rừng, tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển hệ thống rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước
Như vậy, mực nước biển dâng rất nguy hiểm cho cho xã hôi cùng với đó à việc biến đổi khí hậu xảy ra nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy mà con người chính là những đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất. Vìa vậy nếu bạn không có ý thức ngay từ bây giò tì hậu quả rất khó lường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét