Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Không nên lãng phí nguồn năng lượng từ rác

      Rác thải có thể tạo ra nguồn năng lượng vô cùng lớn, tuy nhiên tại Việt Nam nguồn năng lượng này đang bị bỏ quên bởi những phương pháp xử lý rác thải mà chúng ta đang sử dụng.


      Rác thải đang là một trong những mối lo ngại của các cơ quan chức năng cũng như các cấp chính quyền và cả người dân Việt Nam bởi rác thải là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đang cần xử lý nhất.
      Hiện nay ngoài việc thường xuyên thông tắc cống, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, cắt giảm khí thải thì Việt Nam mới chỉ áp dụng 3 phương pháp xử lý rác thải đó là chôn lấp, tái chế và đốt.
     Trong đó 80% rác thải được xử lý theo phương pháp chôn lấp, vừa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vừa tiếp tục trở thành một biện pháp không khả thi bởi lượng rác thải ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày đã thải ra khoảng vài chục nàn tấn rác thải sinh hoạt và số lượng này liên tục tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước khoảng 10%.


Lượng rác thải ngày càng nhiều nhưng Việt Nam lại đang lãng phí nguồn năng lượng từ rác bằng cách đưa đi chôn lấp

      Vì thế cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi rác thải tồn đọng quá nhiều, mùi hôi thối như mùi nước hút bể phốt bốc nồng nặc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
      Tại các nước khác, họ xử lý rác thải chủ yếu bằng cách đốt rác lấy năng lượng hoặc tái chế, vì thế tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ được cải thiện mà ngành năng lượng nước họ cũng được giảm áp lực đi rất nhiều.

      Trong khi đó Việt Nam lại đang lãng phí nguồn năng lượng này do các biện pháp xử lý rác thải. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu như chúng ta tái chế và tái sử dụng rác thải, thì chỉ tính riêng rác thải nhựa chúng ta đã có thể tiết kiệm được 15 tỷ đồng/năm.
Không những vậy, chúng ta có thể giảm giá thành sản phẩm đi 30%, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và hạn chế lượng khí thải CO2 ra môi trường, giảm ô nhiễm môi trường.
      Trước đây có một sáng chế của một người dân có thể biến rác thải thành điện nhưng trong khi các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao thì các chuyên gia Việt Nam lại “bắt bẻ” và yêu cầu người nông dân này dừng ngay hoạt động. Đây chính là điều làm cho các sáng chế của người dân không được phổ biến và làm cho lượng rác thải tồn đọng luôn tồn tại.
      Biện pháp xử lý rác bằng cách chôn lấp cũng không thể mang lại nhiều hiệu quả và khả thi nữa bởi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, vì thế đã đến lúc chúng ta áp dụng những biện pháp xử lý rác thải tạo ra nguồn năng lượng của các nước khác để vừa có thể tiết kiệm năng lượng, vừa giảm ô nhiễm môi trường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét