Người Việt Nam thường có thói quen đi
chợ mua sắm không những thực phẩm mà còn các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
mình. Nhất là ở nông thôn, nơi mà người dân còn có điều kiện kinh tế thấp thì
chợ là một lựa chọn hàng đầu tuy nhiên ở hầu hết các chợ tình trạng xử lý rác
thải vẫn chưa được quan tâm.
Nhà nước đã có
chính sách quy hoạch, sửa chữa và xây dựng mới các chợ nông thôn trong quy
hoạch chung phát triển nông thôn mới nâng cao đời sống nhân dân. Chợ mới được
xây dựng khang trang sạch đẹp đầu tư kỹ càng từ cơ sở hạ tầng, phòng cháy chữa
cháy đến công tác quản lý. Tuy nhiên vẫn bị chi phối bởi lề thói từ xưa nên sau
mỗi phiên chợ là rác thải lại ngập thành đống. Rác thải có khi tràn xuống mương
cống gây tắc cống khiến việc thông tắc cống vất vả.
Theo Sở Công thương Hà Nội, khu vực nông thôn Hà Nội hiện có 308 chợ
các loại, với tổng diện tích 1.246.668,2m2. Bình quân một chợ rộng 4.047,6m2.
Tuy nhiên trong số đó vẫn tồn tại các chợ tạm, tự phát khiến việc quản lý lại
càng khó khăn. Việc hình thành chợ tạm rất dễ dàng, chỉ đơn giản là nơi đông
đúc dân cư và có nhiều người qua lại rồi thì một vài gánh hàng rong đã tạo
thành.
Ví dụ như chợ Yên, chợ đầu mối nông sản lớn tại xã Tiền Phong, huyện
Mê Linh và các vùng lân cận, hoạt động sôi động cả ngày lẫn đêm nhưng rất lộn
xộn. Chợ mở ra là nơi giao thương nhưng đồng thời cũng là khu vực xả lượng rác
lớn. Bước vào chợ đã thấy nhiều mùi lẫn lộn. Chợ họp ngay cạnh ao làng có
cả đường ống xả nước thải hút bể phốt, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm
chưa được kiểm soát chặt chẽ nên rất mất vệ sinh, nước bẩn, rác thải vương vãi
lẫn với bùn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét