Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Bảo Vệ Môi Trường Khỏi Thiên Tai , Lũ Lụt ( phần 1)

H1: Hình ảnh cụ già đang chờ tiếp tế trong mùa lũ


H2: Hình ảnh nhân dân miền trung chống chọi với bão lũ

         Vâng như các bạn đã thấy ở trên đó chính là hình ảnh những người dân đang phải hứng chịu hậu quả đau đớn do thiên tai gây ra.Khúc ruột của miền trung đang phải oằn mình để vượt qua cái dữ dội của từng đợt bão ,lũ . Mặc dù chưa hết mùa mưa bão ,nhưng ở thời điểm năm 2013 dải đất hình chữ S của chúng ta đã phải hứng chịu tới 14 cơn bão khác nhau ,những cơn bão cấp 12, 13 dồn dập đổ vào miền trung đã nhấn chìm và phá hủy biết bao mái nhà làm thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng và xót xa hơn nữa , lũ dữ đã cướp đi biết bao sinh mạng những đồng bào thân thương của chúng  ta                                                                       
Đây chính là hậu quả của việc chúng ta tàn phá thiên nhiên , gây ô nhiễm môi trường  !      
          Vấn đề ô nhiễm môi trường  đã ,đang và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên phạm vi trên toàn thế giới.   
         Hãy nhìn vào con số đáng sợ để thấy được chúng ta đang làm gì với người bạn thiên nhiên . Mỗi năm con người thải vào môi trường trái đất 30,6 tỉ tấn CO2 , 600.000 tấn khí độc 1,5 triệu tấn ASen và 700 triệu tấn bụi
Vậy nguyên nhân là do đâu ?
        Đầu tiên , đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân đặc biệt là các bạn trẻ . Nhiều người nghĩ rằng việc mình là là quá nhỏ bé , không đủ để làm hại môi trường . Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nà nước , của chính quyền chứ không phải của chính mình .vậy nên mỗi khi rác mà các bạn vứt xuống đã vô tình làm ô nhiễm môi trường gây tắc cống mặc dù nhà nước đã phải thường xuyên thông tắc cống  nhưng việc thông cống đó chỉ là một phần nhỏ để xử lí những việc mà mọi người đã gây ra.
      Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp . Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận một số doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác , góp phần đáng kể vào ô nhiễm môi trường
     Bên cạnh đó chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lí bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.
     Tựu chung lại thì chúng ta , chính loài người chúng ta chứ không phải ai khác đang đẩy môi trường Trái Đất đến bờ vực nguy hiểm !
 Vậy chúng ta phải làm gì để "Bảo vệ môi trường khỏi thiên tai lũ lụt " ? (còn tiếp phần 2)
                                                                                              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét