Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước trầm trọng ở Việt Nam

        Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:


        "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
       Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
       Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Các ống dẫn nước thải nếu bị tắc lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi đó phải cần đến các dịch vụ môi trường thông tắc cống để xử lý nhanh nhất.
        Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

        Ở Việt Nam, hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ hut be phot, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3  mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.

        Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là sông Tô Lịch chảy giữa lòng thành phố, hàng ngày nhận rất nhiều lượng nước thải từ nước cống rãnh đổ ra, khiến cho màu nước của sông không còn được trong sạch mà thay vào đó là màu đen như bùn thải. Ô nhiễm nguồn nước nặng ở sông Tô Lịch không những làm mất cảnh quan đô thị mà còn kéo theo ô nhiễm nguồn không khí xung quanh khu vực 2 bờ sông. Vào những ngày trời oi bức, mưa gió thì mùi hôi thối từ dưới sông đưa lên rất khó ngửi. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái thiên nhiên, nguồn nước bị ô nhiễm làm cho các loài cá dưới sông không đủ không khí để duy trì sự sống, hiện tại chỉ còn 1 số loại cá nhỏ mới có thể sống xót bám lại ở sông. Về lâu dài nó làm ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.
     Ngoài ra còn rất nhiều ao hồ, sông khác ở Hà Nội cũng đều bị ô nhiễm nặng như hồ Yên Sở, sông Sét....

       Ở nhiều nơi, hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên.  Ngoài ra, tỉ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
*Giải pháp khắc phục
Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh.
 Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng.
Xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu.
Chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia

2 nhận xét: